❖ Bài thi Đánh giá năng lực – Đại học Quốc Gia Hà Nội (HSA: Highschool Student Assessment) của Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được xây dựng nhằm mục đích đánh giá năng lực học sinh THPT một cách toàn diện, dạng bài thi hướng tới mục đính:
– Đánh giá năng lực học sinh THPT để phân loại sau khi tốt nghiệp;
– Phục vụ công tác tuyển sinh và dự báo kết quả học tập bậc đại học, hướng nghiệp cho học sinh;
– Tư vấn hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục.
Khác với thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, thay vì tập trung kiến thức vào các chuyên đề mà học sinh được học trên lớp, thi Đánh Giá Năng Lực lại kiểm tra đánh giá và nhận định kiến thức cơ bản của học sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng và kiến thức phong phú hơn (bao gồm: Toán học, Văn học, Tư duy lôgic & Giải quyết và Xử lý luận điểm). Do đó, việc học tủ, “học gạo” không phải là cách để đạt điểm thi cao. Cách thức đơn giản nhất là học sinh hãy dành thời gian làm đề thi tham khảo để quen với cấu trúc bài thi, dạng câu hỏi, tính toán thời gian cho mỗi câu hỏi để đưa ra được lựa chọn thích hợp nhất. Việc làm quen đề thi tham khảo cũng sẽ giúp các bạn giảm áp lực tâm lý khi làm bài thi chính thức và tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng, bổ sung thêm được phần kiến thức chưa trả lời tốt. Ngoài ra, Học sinh cần tìm hiểu kỹ về Quy chế và Hướng dẫn thi ĐGNL học sinh THPT của ĐHQGHN.
❖ Theo công bố của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, cấu trúc Bài thi Đánh giá năng lực có tổng số 150 câu hỏi, tương ứng 150 điểm, thời gian làm bài 195 phút và được chia thành 3 phần:
Phần 1: “Tư duy định lượng” gồm 50 câu hỏi dạng trắc nghiệm và điền đáp án đúng, tương ứng 50 điểm, thời gian thực hiện 75 phút, thuộc lĩnh vực Toán học, thống kê và xử lý số liệu;
Phần 2: “Tư duy định tính” gồm 50 câu hỏi dạng trắc nghiệm, tương ứng 50 điểm, thời gian thực hiện 60 phút, thuộc lĩnh vực Văn học – Ngôn ngữ;
Phần 3: “Khoa học” gồm 50 câu hỏi dạng trắc nghiệm và điền đáp án đúng, tương ứng 50 điểm, thời gian thực hiện 60 phút, thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội.
❖ Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên phần mềm máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án.
❖ Sau khi kết thúc mỗi phần thi, máy tính sẽ tự chuyển sang phần tiếp theo. Nếu đang làm bài ở phần 2, thí sinh Không thể quay trở lại làm các câu hỏi của phần 1. Thí sinh biết điểm thi từng phần và tổng điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi. Các em nhận được Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có gần 50 trường Đại học, Cao đẳng gồm: Các Trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên,…; các Trường Đại học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân, Thương Mại, Công nghệ Giao thông Vận tải, Kỹ thuật Y Dược, Tài nguyên Môi trường, Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, Vinh, Điện lực, Công nghiệp Hà Nội, Thủy lợi, Thăng Long, Hàng Hải, Lâm Nghiệp, Thăng Long,….đã chính thức liên hệ với ĐHQGHN đăng ký sử dụng kết quả bài thi Đánh giá năng lực – HSA để xét tuyển đại học năm 2023.
❖ GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, cổng đăng ký của Trung tâm Khảo thí ghi nhận đến ngày 30.6.2023 có 93.644 tài khoản đăng ký dự thi Đánh giá năng lực, 80.826 tài khoản đã xác thực (12.815 tài khoản chưa xác thực), 68.132 tài khoản khai báo đầy đủ hồ sơ dự thi (25.509 tài khoản chưa hoàn thành hồ sơ). Hà Nội có số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao nhất, tiếp đó là Nam Định và Thái Bình. Thí sinh ở xa nhất đến từ Vĩnh Long, An Giang, Ninh Thuận, Đắk Nông.
Về phổ điểm thi HAS theo các trường THPT, thống kê kết quả thi của các trường THPT số lượng thí sinh dự thi trên 300 học sinh có 20 trường, trên 200 học sinh có 62 trường, trên 100 học sinh có 182 trường. Tốp 20 trường THPT có trên 200 thí sinh dự thi có điểm cao nhất gồm:
Có thể thấy rằng, Đề thi Đánh giá năng lực là một đề thi “Khổng lồ” về dung lượng câu hỏi, kiến thức và thời gian làm bài. Điều này gây áp lực không nhỏ cho học sinh tham gia kỳ thi. Vậy! Phải làm thế nào để chinh phục Đề thi Đánh giá năng lực – HSA và đạt điểm số cao nhất?